Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Tesla đối diện với khó khăn chồng chất

Phải chăng tương lai của Tesla đã tới hồi kết khi đang phải đối mặt mới những thử thách đang ngày càng chồng chất và đe dọa sự tồn tại của hãng.

Hãng xe Tesla hiện đang phải đối phó những khó khăn chồng chất như: nguồn tiền mặt bị thiếu hụt, tài sản bị chứng khoán hóa và hàng tồn kho ngày càng nhiều.

Đó là những dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ của ở một hãng sản xuất ôtô mà bất kỳ ai quan tâm cũng dễ dàng nhận ra. Những câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu tình hình tồi tệ hiện nay của Tesla bắt đầu từ đâu và có phải chúng có cùng một nguyên nhân?

Thực tế sử dụng những mẫu xe của Tesla cho thấy việc bỏ ra một khoản tiền lớn để mua một chiếc xe không thể chạy một khoảng cách xa từ Detroit đến Chicago nếu không phải dừng lại để sạc pin một thời gian khá lâu đã khiến người tiêu dùng thất vọng. Giá xăng rẻ cũng là một khó khăn đối với trường hợp của Tesla. Hiện nay, giá xăng trên toàn nước Mỹ đang ở mức xấp xỉ gần 2 USD/gallon. Nếu đây là tin xấu đối với các mẫu xe Prius và Volt thì sẽ càng tồi tệ hơn cho các mẫu xe S của hãng này.



Ngoài ra, công nghệ sản xuất pin của Tesla đã còn là bí mật tuyệt đối. Các hãng xe đã mua được công nghệ pin của Tesla sẽ nhanh chóng đầu tư để phát triển các loại pin của riêng họ. Mới đây, Audi đã công bố hãng này sẽ tham gia vào lĩnh vực xe điện. Điều này thực sự rất đáng lo ngại đối với Tesla. Nếu bạn là một khách hàng nhiều tiền thì bạn sẽ muốn sở hữu xe của hãng nào hơn?

Tiếp theo đó là vấn đề trong khâu phân phối sản phẩm. Mặc dù đã có rất nhiều nhà sản xuất từng thử nghiệm nhưng chưa có hãng nào thành công với mô hình bán hàng trực tiếp tại nhà máy mà không phải qua các đại lý phân phối. Ý tưởng tương tự cũng đã từng được hãngBMW áp dụng vào những năm 70 của thế kỷ trước với việc cho ra mắt 5 cửa hàng bán xe tại nhà máy nhằm kiểm soát thị trường bán lẻ và mang lại cho khách hàng một trải nghiệm đẳng cấp.

Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk đã giả thiết rằng, nếu mô hình này hoạt động hiệu quả đối với Apple thì chúng cũng sẽ hoạt động hiệu quả đối với Tesla. Tuy nhiên, các chi phí cho một cửa hàng của Apple là không đáng kể so với chi phí cho một đại lý xe hơi. Điện thoại thông minh và máy tính xách tay không cần gì ngoài một khoản tiền mặt tiền và một số lượng ít nhân viên bán hàng. Với một đại lý xe hơi, điều này lại rất khác. Nó cần một mặt bằng rộng, một tòa nhà với nhiều khu dịch vụ, nguồn cung cấp điện và một lực lượng bán hàng được đào tạo bài bản cộng với cả số nhân viên tài chính và kế toán cần thiết. Đồng thời, nó cũng tiêu tốn một lượng vốn khổng lồ, đặc biệt là khi hàng tồn kho của công ty ngày càng nhiều. Đó chính là những gì mà Tesla đang phải gánh chịu.

Các cổ đông có lẽ vẫn bám lấy hy vọng rằng những thay đổi sắp tới của công ty sẽ giúp đưa Tesla phát triển trở lại, tuy nhiên không có nhiều bằng chứng giúp củng cố sự lạc quan đó. Một sản phẩm mới của Tesla là chiếc xe đắt tiền với cấu trúc cửa mở theo chiều dọc kiểu “chim ưng” cũng khó có thể trở thành sản phẩm tạo nên tiếng vang lớn cho hãng này.

Rắc rối trong quá trình hoạt động hiện nay của Tesla hiện nay là họ đang mất gần 4000 USD trên mỗi chiếc xe. Hay nói một cách khác, ngoài giá bán khởi điểm thì hãng này không thể thu thêm bất kỳ khoản lợi nhuận nào nữa.



Nếu Tesla không khẩn trương điều chỉnh lại tổ chức và sản phẩm của mình, hãng này sẽ càng ngày không lấy lại được sự phát triển của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét