Sự hiện diện ngày càng nhiều của các mẫu xe bán tải trên đường cũng như việc Ford Ranger "đè" tất các các mẫu xe du lịch của Toyota cũng như Kia hay Mazda BT50 để leo lên vị trí số 1 thị trường xe tháng 11 khiến nhiều người không khỏi giật mình vì cơn sốt xe bán tải hiện nay.
Vì sao phân khúc xe này có thể nóng như vậy trong thời gian qua?
Xe bán tải có lợi thế cạnh tranh về giá hơn tất cả những mẫu xe hơi khác và đang dần phát triển theo hướng hoàn thiện, tiện nghi và thoải mái hơn. Chính vì vậy, khuynh hướng nhiều người Việt chọn xe bán tải là điều tất yếu. Doanh số tháng 11 của phân khúc này lên đến 2.239 chiếc và lần đầu tiên một chiếc bán tải đứng đầu TOP 10 xe bán chạy nhất theo thống kê của VAMA là Ford Ranger Wildtrak 3.2. Vậy đâu là lý do của sự "bùng nổ" này? Ưu-nhược điểm của xe bán tải là gì?
Doanh số xe bán tải tại Việt Nam trong tháng 11.2015:
1. Ford RangerWildtrak 3.2: 1.333 chiếc
2. Mazda BT-50: 439 chiếc
3. Toyota Hilux: 239 chiếc
4. Isuzu D-Max: 95 chiếc
5. Mitsubishi Trtion: 89 chiếc
6. Chevrolet Colorado: 37 chiếc
7. Mekong Premio: 7 chiếc
1. Ford RangerWildtrak 3.2: 1.333 chiếc
2. Mazda BT-50: 439 chiếc
3. Toyota Hilux: 239 chiếc
4. Isuzu D-Max: 95 chiếc
5. Mitsubishi Trtion: 89 chiếc
6. Chevrolet Colorado: 37 chiếc
7. Mekong Premio: 7 chiếc
Xét về thiết kế, xe pickup làm chúng ta nghĩ đến việc chở hàng và lao động chân tay. Điều này đã gây trở ngại "tâm lý" cho nhiều người khi họ đưa con đi học, đi làm hay đi mua sắm… Để giải quyết những khuyết điểm trên, nhiều gia đình đã giằng khoảng 200kg hàng hóa ở thùng xe để giảm xóc và bổ sung nhiều phụ kiện cải thiện sự thoải mái cho hành khách. Ngoài ra, chỉ cần trang bị nắp thùng xe là ngoại thất bán tải trong nhẹ nhàng, thanh lịch hơn. Đây cũng là một giải pháp cải thiện sự sang trọng cho chiếc xe.
Ngoài các nhược điểm nêu trên, vấn đề chính làm cho phân khúc này chưa thể "bùng nổ" tại nước ta chính là quy định cấm xe tải ở một số tuyến đường và quy định niên hạn sử dụng chỉ 25 năm như đối với xe tải. Vì vậy, bán tải càng cũ thì càng mất giá và rất khó bán.
Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, xe bản tải là dòng xe "nhập khẩu nguyên chiếc" có giá bán mềm nhất hiện nay. Theo biểu thuế năm 2014, thuế nhập khẩu bán tải từ khu vực Asean chỉ 5%, thuế tiêu thụ đặc biệt 15% và phí trước bạ 2% (tính theo xe tải).
Với mức thuế và phí này, chỉ với khoảng 500 triệu, chúng ta dễ dàng sở hữu một chiếc bán tải Double Cab tiêu chuẩn với 4 chỗ ngồi và tính năng giải trí ở mức chấp nhận được. Rẻ hơn so với một chiếc SUV tiêu chuẩn nhưng vẫn đảm bảo tính tiện dụng trong việc chở hàng hay đáp ứng nhu cầu đi lại thường ngày.
Ngoài ra, xe bán tải có thể chạy được cả 2 lane trên đường trường, thuận lợi hơn so với xe con (tuy điều này vẫn còn gây tranh cãi trên một số diễn đàn ô tô).
Thêm nữa là xe bán tải có ưu thế về thiết kế, gầm xe cao cùng kết cấu cứng vững của thân xe giúp người lái hoàn toàn yên tâm cho xe "nuốt" ổ gà (đường xá ở Việt Nam thường có nhiều đoạn xấu) và vượt qua mọi loại địa hình khó nhằn. Do đó, xe bán tải là loại xe rất phù hợp cho các tay chơi Offroad ở Việt Nam do giá phụ kiện rẻ, đồ chơi nhiều, động cơ mạnh, tiện nghi như xe du lịch.v.v...
Những phiên bản bán tải cao cấp hơn được trang bị nhiều công nghệ tiện ích tiên tiến không thua gì một chiếc SUV gia đình. Nhưng xét về mặt giá cả khoảng 800 triệu thì xe không có được lợi thế cạnh tranh như phiên bản tiêu chuẩn.
Biết được nhược điểm này, các hãng xe đồng loạt thực hiện những nâng cấp về thiết kế và trang thiết bị, giúp cho bán tải hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Điển hình như Toyota Hilux 2016 vừa ra mắt tại Thái Lan và Úc, đại diện cho hai phương hướng phát triển theo đặc điểm thị trường.
Phiên bản Úc được trang bị hệ thống treo "hạng nặng" nhằm mục đích chở hàng còn phiên bản Thái sử dụng hệ thống treo mềm hơn giúp cải thiện mức độ thoải mái của Cabin. Như vậy, có thể dự đoán, phân khúc xe bán tải sẽ ngày càng trở nên hấp dẫn và sôi động, không chỉ ở nước ta mà còn là khắp nơi trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét